Chủ Nhật, 6 tháng 7, 2014


Hãy cùng Công Ty Du Lịch Đặc Trưng Việt điểm tên những món ăn hấp dẫn của mảnh đất địa đầu Tổ quốc các bạn nhé!
Thắng cố
Mang đậm nét văn hóa vùng cao, thắng cố là món ăn được nhiều du khách tìm tới khi ghé thăm Hà Giang. Được chế biến từ nội tạng và xương trâu, bò, thắng cố không hấp dẫn du khách ngay từ cái nhìn đầu tiên nhưng với những ai sành ăn thì món ăn này vẫn để lại ấn tượng khó quên. Được ninh kỹ với các loại thảo quả và gia vị đặc trưng của miền núi, thắng cố có vị ngậy, bùi khác lạ. Du khách có thể tìm cho mình một bát thắng cố ở bất kỳ đâu nhưng tới các chợ phiên và nhâm nhi cùng cốc rượu ngô của người dân tộc sẽ là lựa chọn tốt nhất.
Thắng dền
Thắng dền là một loại bánh ăn chơi khá phổ biến tại thành phố Hà Giang. Nhiều người nhầm tưởng đây là món bánh trôi miền xuôi nhưng thắng dền lại có cách chế biến hoàn toàn khác. Bánh làm từ bột nếp, đường và được nặn thành viên tròn, Chỉ khi có khách gọi, chủ quán mới cho bánh vào luộc rồi chan nước bao gồm đường hoa mai cô đặc, dừa và gừng. Đây là món ăn khá hợp vào khí trời mát mẻ ở Hà Giang, đặc biệt trong những ngày đông. Vị cay cay của gừng sẽ khiến du khách nhớ mãi không thôi.
Rêu nướng
Là một món ăn độc đáo của người Tày tại Hà Giang, rêu nướng có hương vị rất riêng. Để có món rêu nướng ngon, người Tày thường lựa chọn những đám rêu non nhất, rồi khéo léo tách phần nhớt phù sa bên ngoài đem trộn với một số loại gia vị như muối, mì chính, lá mùi tàu… sau đó gói vào lá đem nướng. Món rêu nướng của người Tày có tác dụng chữa bệnh nên được nhiều người yêu thích.
Rau trộn
Được chế biến từ các loại rau phổ biến tại Hà Giang như cải bắp, cải ngọt hay quả đậu và một số thành phần phụ khác như xúc xích, bánh bao và bánh lơ khoải, dưới đôi bàn tay khéo léo của những con người ở cao nguyên đá, món ăn này trở nên đặc biệt hơn hết. Cách chế biến cũng khá đơn giản. Sau khi chiên riêng từng nguyên liệu, chủ quán sẽ trộn lại cùng một loại tương đặc biệt. Chính loại tương này đã làm nên vị cay lạ của rau trộn. Vị mềm mềm của bánh lơ khoải cùng vị giòn tan của các loại rau quả đã tạo nên sức hấp dẫn riêng cho món ăn này.
Bánh cuốn trứng
Cũng là bánh cuốn nhưng ở Hà Giang món ăn này lại không dùng cùng nước chấm như nhiều người vẫn nghĩ. Thay vào đó, khi tráng trên bếp, bánh sẽ được đập thêm trứng rồi dùng chính lớp bột trắng ngần bên ngoài gói lại. Khi thưởng thức, thực khách sẽ ăn kèm với một bát nước lèo thả giò trắng thơm ngon ở trong. Món ăn này ăn lạnh hay nóng đều ngon vì vị ngậy của trứng cùng hương thơm đậm đà của nước lèo.
Bánh tráng
Bánh tráng có lẽ là món ăn không còn xa lạ với nhiều người. Tại cao nguyên đá Hà Giang, nhiều du khách đã dễ dàng tìm được món ăn khoái khẩu này. Cũng được làm từ bột gạo, trứng, hành tươi, bánh tráng Hà Giang có hương vị đặc biệt bởi thứ gạo trồng nơi đây.
Cháo ấu tẩu
“Chưa ăn cháo ấu tẩu thì chưa đến Hà Giang”, câu nói này quả thực không sai. Món ăn này không chỉ có mùi thơm ngậy, bùi cay mà còn có vị đắng đặc trưng của củ ấu tẩu, thành phần chính của cháo. Khi mới ăn bạn sẽ hơi khó nuốt nhưng nếu đã quen thì lại trở thành món ăn gây nghiện. Được coi là món cháo giữ nhiệt do vậy thời điểm phù hợp nhất mà du khách có thể thưởng thức món ăn này là mùa đông.

Chi tiết vui lòng liên hệ:
Công ty Du lịch Đặc Trưng Việt
Điện thọai: (+84) 974 861 652(+84) 974 861 652
Yahoo: vietnamtypicaltours | Skype: vietnamtypicaltours
Email: vietnamtypicaltour@gmail.com

Thứ Ba, 17 tháng 6, 2014

Rau má đậu, rau má dừa

Rau má tươi xay lấy nước là món giải khát quen thuộc của người dân Việt Nam từ xưa đến nay. Ở Sài Gòn, món này càng lạ hơn khi nước rau má được xay chung với đậu xanh hoặc nước dừa tươi. Vị bùi bùi của rau má kết hợp với vị thanh ngọt của nước dừa hay thơm mùi đậu xanh tạo ra một hương vị hoàn toàn khác với hương vị của nước rau má ban đầu. Rau má dừa và rau má đậu là những biến thể của nước rau má đang rất được ưa chuộng ở Sài Gòn, hầu như quán sinh tố nào ở đây đều có món này.

Nước sâm

Không gì sảng khoái bằng một ly nước sâm mát lạnh giữa trưa nắng Sài Gòn. Nước sâm được nấu từ hỗn hợp các loại lá, rễ cây và một số loại thực vật có tính mát như mía lau, râu bắp, rễ tranh, nhãn nhục nâu, lá lẻ bạn... với đường phèn. Vị ngọt tự nhiên từ các loại lá kết hợp với vị thanh của đường phèn tạo nên một món giải khát vô cùng tuyệt vời.

Ở Sài Gòn có rất nhiều quán nước sâm nổi tiếng nằm trên đường Lê Hồng Phong, Dương Tử Giang, Tạ Uyên ... Bất kì lúc nào bạn cũng có thể tấp vào một quán ven đường để thưởng thức món nước này. Những quán nước sâm luôn luôn đắt khách, lực lượng phục vụ rất hùng hậu, người uống lúc nào cũng đông nhưng quán không bao giờ để bạn phải chờ lâu.

Nước sả tắc thơm

Đây là một món giải khát khá mới ở Sài Gòn. Món này kết hợp giữa ba nguyên liệu dân dã: thơm, tắc và sả. Tương tự như một ly nước ép thơm, nhưng nước sả tắc thơm lại thoang thoảng sả và tắc. Sả được giã nát, thêm vào để tạo nên vị the đặc trưng khá lạ của loại nước này. Bạn có thể uống thử món này trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận 3.

Dừa tắc

Dừa tắc nổi tiếng nhất trên đường Pasteur, quận 3. Một loạt các xe dừa tắc nho nhỏ xếp thành hàng dài trên vỉa hè thu hút rất đông người uống. Những quán này chỉ bán vào khoảng chiều tối. Nước dừa tươi và cơm dừa non, cho thêm ít tắc muối và tắc tươi tạo thành một ly nước giải khát vừa có vị thanh ngọt của nước dừa, vừa có vị chua, thơm, mặn của tắc muối.

Chi tiết vui lòng liên hệ:
Công ty Du lịch Đặc Trưng Việt
Điện thọai: (+84) 974 861 652
Yahoo: vietnamtypicaltours | Skype: vietnamtypicaltours
Email: vietnamtypicaltour@gmail.com

Chủ Nhật, 8 tháng 6, 2014

Tháng 3, những bông hoa cà phê bắt đầu nở rộ làm bừng trắng cả một vùng. Những đàn ong lũ lượt kéo đến tìm mật, cùng đàn bướm đủ sắc bay lượn khắp trời tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp. Đến tháng 6, hoa trắng thay thế bằng những nụ quả xinh xinh bám đầy trên cành. Những hạt ngọc xanh vươn mình đón nhận cơn mưa mùa hạ để chuyển mình thành màu đỏ mọng tạo nên ly cà phê Ban Mê thơm ngon, nồng nàn.
Những con sâu to tròn kéo kén thành nhộng là món đặc sản của người dân Tây Nguyên khi những cơn mưa mùa hạ bắt đầu đổ xuống.
Khi cơn mưa đầu mùa của Tây Nguyên bắt đầu giăng khắp cũng là lúc những con sâu muồng bám đầy trên lá cây xanh non ở các rẫy cà phê, rẫy tiêu và con đường dẫn vào buôn làng.
Đây được xem là đặc sản đầu mùa mưa của người dân Tây Nguyên. Sâu muồng có màu xanh đậm, mình trơn, không phủ lông trên cơ thể, bám trên lá cây và di chuyển bằng cách cong mình lại rồi vươn đầu ra phía trước. Vào những ngày trời nắng nóng, sâu bám thân mình vào cây muồng, loại cây trồng để chắn sương muối cho cà phê. Khi trưởng thành, sâu di chuyển về thân cây muồng để kéo kén thành nhộng. Đó cũng là lúc những con sâu ngủ dài và chờ đợi để được trở thành bướm với đôi cánh lung linh bay lượn khắp bầu trời Tây Nguyên.
Khi kén sâu phủ đầy trên lá và chuyển mình thành những nhộng sâu to tròn, cũng là lúc người dân nơi đây đi tìm bắt để chế biến thành những món đặc sản rất riêng của người Tây Nguyên. Nhộng sâu muồng có vị ngọt bùi, béo ngậy. Người dân Tây Nguyên thưởng thức món nhộng sâu độc đáo này bằng ba cách chế biến là xào, luộc và ăn sống.
Với những thực khách thích thưởng thức trọn vị món nhộng sâu này, khi ăn sống sẽ cảm nhận được vị ngọt, béo bùi đặc trưng. Nhộng bắt về làm sạch và thưởng thức từng miếng một với chén rượu cần trong những ngày mưa se lạnh Tây Nguyên thì không gì bằng. Nhưng ăn nhiều sẽ gây cảm giác mau ngán nên chế biến chín là điều thực khách lần đầu thưởng thức nên làm.
Để cảm nhận vị béo núc, ngọt nước, thực khách luộc chín trong những nồi nước sôi. Thưởng thức ngay khi còn bốc khói nghi ngút ta mới cảm nhận được vị đậm đà, béo ngậy của vị món nhộng sâu muồng hiếm có. Muốn thưởng thức hương vị quen thuộc hàng ngày, thực khách có thể xào qua với một ít dầu mỡ và ăn kèm với vài loại rau rừng đặc trưng của nắng gió Tây Nguyên.
Những nhộng sâu muồng còn lại qua thời gian trở mình thành những con bướm sặc sỡ vươn đôi cánh mềm mại bay lượn rợp trời. Đến Tây Nguyên không chỉ có rượu cần, lễ hội cồng chiêng say đắm hay thác nước hùng vĩ, mà ngắm nhìn những đàn bướm lung linh giữa rừng cà phê xanh thắm vào chiều mưa lất phất cũng là trải nghiệm mới lạ đầy thú vị trong tháng 6 mùa sâu muồng đầy lá này.

Chi tiết vui lòng liên hệ:
Công ty Du lịch Đặc Trưng Việt
Điện thọai: (+84) 974 861 652(+84) 974 861 652
Yahoo: vietnamtypicaltours | Skype: vietnamtypicaltours
Email: vietnamtypicaltour@gmail.com

Thứ Năm, 5 tháng 6, 2014

Quảng Bình - vùng đất vốn nổi tiếng thế giới vì các hệ thống hang tuyệt đẹp.Hệ thống hang động Tú Làn cũng là một trong những hệ thống như vậy vẫn chưa được nhiều du khách biết đến. Trong bài này Công Ty Du Lịch Đặc Trưng Việt xin giới thiệu với các bạn vẻ đẹp tuyệt mỹ của Tú Làn.
Hệ thống hang động Tú Làn được phát hiện vào năm 2009 nằm ở thôn Tân Hoá, huyện Minh Hóa, cách Phong Nha khoảng 70km về phía Tây Bắc. Hiện hệ thống gồm khoảng 8 hang động khác nhau, đường vào hang Tú Làn phải băng rừng, lội suối nên du khách được trang bị trang phục đi rừng với đầy đủ quần áo, ba lô chuyên dụng, mũ đội đầu gắn đèn cùng bao tay và giày đặc biệt. Thiếu bất kỳ món đồ nào, chuyến đi của bạn sẽ có thể gặp khó khăn và nguy hiểm. Những đồ dùng cá nhân bạn sẽ phải tự mang theo, còn đồ ăn và lều bạt do những người khuân vác chuyên nghiệp của vùng đất Tân Hóa đảm nhiệm.
Cuộc xuyên rừng lội suối đến hang Tú Làn sẽ là một trải nghiệm khó quên. Nếu những dòng nước hiền hòa, trong leo lẻo vỗ về bạn thì những vách đá cheo leo, nhọn hoắt lại là những thách thức khắc nghiệt. Chuyến đi chủ yếu phụ thuộc vào sự khéo léo, kiên trì và lòng dũng cảm của bạn. Cứ hết một đoạn lội suối lại đến một đoạn leo núi. Giữa nhiệt độ nóng bỏng mùa hè, bộ quần áo vừa ướt sũng khi bạn lội suối sẽ trở thành cái điều hòa tuyệt vời khi bạn lên bờ đi bộ hoặc leo vách đá.
Phần thú vị nhất của chuyến đi là khi tới hệ thống hang động Tú Làn bạn được bơi trong hang tối để chinh phục khoảng 5 cái động khác nhau. Những vòm hang cao vút và lòng hang thì biến đổi khôn lường, chỗ rộng hàng trăm mét và hiền hòa như cái bể bơi khổng lồ, chỗ thì xiết hẹp lại và đầy đá tảng nhấp nhô trơn tuột. Với chiếc áo phao trên người, bạn chỉ việc yên tâm thả mình trôi nhẹ nhàng, dùng đèn chiếu trên mũ rọi lên vách hang để ngắm những thạch nhũ lạ mắt.
Nước trong hang mát lạnh, trong khi bên tai bạn chỉ có tiếng nước khua lách tách của người bơi vang vọng một cách êm đềm. Hết đoạn bơi, bạn lại lên đi bộ và ngắm vô số những thạch nhũ, hốc đá muôn hình vạn trạng. Bạn sẽ đi hết ngạc nhiên này đến ngỡ ngàng khác trước sự kỳ diệu của thiên nhiên. Có những bàn thạch phẳng như được chế tác tỉ mỉ, bên cạnh những khoảnh thạch nhũ tạo thành một hồ bơi tự nhiên khiến ai cũng liên tưởng tới một bãi tắm cổ tích dành cho những nàng tiên tuyệt mỹ.
Bơi trong dòng nước suối ngầm và ngắm nhìn thạch nhũ trong hang thực sự là phần thưởng ban tặng cho những ai đủ nhiệt thành vượt qua khó khăn hiểm trở để đến với thiên nhiên.
Điểm dừng cuối cùng của hệ thống hang Tú Làn là một vòm hang khô rất rộng. Có hai cửa hang lớn liền nhau khiến cho ánh sáng rọi vào khá sâu, giúp ta quan sát được hệ thống thạch nhũ muôn hình vạn trạng. Kết quả của những vận động địa chất hàng triệu năm là những viên cuội tròn xoe, những phiến đá đen họa tiết nghệ thuật, lớp nhũ óng ánh như dát vàng hay những cột thạch nhũ lấp lánh như đính kim sa.
Hoàn thành chuyến khám phá hang, bạn sẽ hạ trại bên một cái hồ nhỏ ngay cửa ra của một hang lớn và có những dàn bướm trắng dập dờn. Những anh chàng khuân vác không biết khởi hành từ khi nào đã sẵn sàng lều bạt và chế biến những món ăn dân dã của địa phương bằng những đồ dùng thô sơ nhất. Điều này cho bạn cảm giác như trở về với cuộc sống hàng nghìn năm trước bên bếp lửa bập bùng và những xiên thịt nướng.
Trước khi thưởng thức bữa tối đặc biệt và có giấc ngủ êm đềm trong lều hoặc trên võng giữa đại ngàn, bạn còn có thể tận hưởng cảm giác được xoa bóp hết sức lạ lẫm. Bạn có thể ngồi thụt vào những hốc đá để cho dòng nước xối xả tạo thành những luồng massage cho cổ, vai và lưng sau một ngày mệt nhoài vì băng rừng lội suối.
Sớm mai thức dậy giữa rừng già lại là một cảm giác tuyệt vời khác. Chui ra khỏi lều, đi men theo bờ sỏi của con suối để kiếm một thân cây khô lớn ngả lưng xuống ngắm mây trời thăm thẳm. Bạn sẽ tận hưởng buổi sáng tinh khôi trước khi quay lại địa điểm cắm trại, thưởng thức bữa ăn nhẹ cuối cùng giữa rừng già.

Chi tiết vui lòng liên hệ:
Công ty Du lịch Đặc Trưng Việt
Điện thọai: (+84) 974 861 652
Yahoo: vietnamtypicaltours | Skype: vietnamtypicaltours
Email: vietnamtypicaltour@gmail.com

Thứ Sáu, 23 tháng 5, 2014

Đi bộ trong rừng nguyên sinh.
Cúc Phương đã xây dựng được nhiều tuyến đi bộ trong rừng, với nội dung và thời gian khác nhau, du khách có thể lựa chọn cho mình những tuyến phù hợp, một số tuyến đi bộ du khách có thể tự khám phá ...
Đi bộ trong rừng nguyên sinh.
Cúc Phương đã xây dựng được nhiều tuyến đi bộ trong rừng, với nội dung và thời gian khác nhau, du khách có thể lựa chọn cho mình những tuyến phù hợp, một số tuyến đi bộ du khách có thể tự khám phá, tuy nhiên với sự hướng dẫn, giới thiệu của hướng dẫn viên, chắc chắn chuyến đi của du khách sẽ trở nên thú vị và ý nghĩa hơn. Tuyến cắm trại và ngủ đêm trong rừng, tuyến đi bộ dài ngày lên khu bảo tồn Ngọc Sơn, khu bảo tồn Pù Luông là những tuyến hấp dẫn được nhiều du khách quan tâm.
Du lịch sinh thái có sự tham gia của cộng đồng.
Thiên nhiên Cúc Phương vô cùng quan trọng, là nguồn tạo lập sinh kế cho cộng đồng địa phương, du lịch sinh thái có sự tham gia của cộng đồng là giải pháp quan trọng, góp phần cải thiện đời sống nhân dân. Với một hoặc hai đêm nghỉ lại tại bản Mường, du khách đã góp phần tạo thu nhập cho người dân, hỗ trợ công tác bảo tồn. Trong thời gian ở bản, người Mường với lòng nhiệt tình, mến khách sẽ mang lại cho du khách thời gian thoải mái và cơ hội để tìm hiểu, khám phá những nét văn hoá bản địa độc đáo.
Xem động vật hoang dã ban đêm.
Tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết, Vườn quốc gia có thể tổ chức chương trình xem động vật hoang dã ban đêm, thực hiện chương trình này du khách sẽ có cơ hội được nhìn thấy một số loài động vật hoang dã như: Sóc đen, Sóc bay, Hoẵng, Culi và một số loài thú ăn thịt nhỏ.
Xem chim.
Cúc Phương là một trong những điểm đa dạng nhất về khu hệ chim ở miền Bắc Việt Nam, với 308 loài đã được phát hiện và thống kê, trong đó có nhiều loài quý hiếm như: Gõ kiến đầu đỏ, Gà lôi trắng, Niệc nâu, Đuôi cụt bụng vằn…, đặc biệt có nhiều là loài đặc hữu của Việt Nam và Đông Dương. Vì vậy, Cúc Phương đã trở thành một địa điểm không thể bỏ qua đối với các nhà khoa học và các nhà xem chim. Thời điểm tốt nhất để xem chim là buổi sáng sớm và chiều tối.
Đạp xe trong rừng.
Một trong những hình thức khám phá bí ẩn của thiên nhiên Cúc Phương đó là đạp xe đạp trong rừng. Đạp xe trong rừng sẽ mang lại cho du khách không chỉ những cảm giác yên tĩnh, cảm nhận thực sự về thiên nhiên mà còn giúp cho du khách có được những cơ hội để bắt gặp những loài động vật khó gặp ở Cúc Phương.
Quan sát các loài bò sát, lưỡng cư và côn trùng.
Cúc Phương là điểm đa dạng về bò sát, lưỡng cư và côn trùng. Hiện tại Vườn quốc gia đã điều tra và thống kê được 110 loài bò sát và lưỡng cư, 1899 loài côn trùng, trong đó có nhiều loài là loài đặc hữu của Cúc Phương và Việt Nam. Một số loài dễ bắt gặp và có hình dạng kỳ lạ như: Rắn lục, Êch xanh hay các loài bọ que…

Thăm các điểm đa dạng sinh học.
Hiện tại Cúc Phương đã thống kê được 43 điểm đa dạng sinh học, đây là kết quả từ sự hợp tác nghiên cứu giữa Vườn quốc gia Cúc Phương và nhóm hợp tác nghiên cứu đa dạng sinh học quốc tế (ICBG), thăm các điểm đa dạng sinh học này du khách sẽ có nhiều cơ hội để học tập và tìm hiểu các loài thực vật nhiệt đới.
Chương trình văn nghệ dân tộc.
Đến với Cúc Phương, ngoài cơ hội chiêm ngưỡng những vẻ đẹp mà tạo hoá ban tặng, du khách còn được thưởng thức những điệu múa, những bài hát truyền thống của dân tộc Mường và các dân tộc vùng cao, những chàng trai, cô gái Mường trong trang phục truyền thống bên ánh lửa trại bập bùng sẽ mang lại cho du khách một đêm rừng đầy thú vị. Hoạt động này được xây dựng nhằm bảo tồn và phát huy truyền thống văn hoá các dân tộc vùng núi nói chung và văn hoá dân tộc Mường nói riêng.
Bơi thuyền kayak.
Nghỉ lại tại Cúc Phương, du khách có thể tham gia nhiều hoạt động giải trí, thư giãn. Chèo thuyền kayak trên hồ Mạc và hồ Yên Quang là một trong những hoạt động hấp dẫn được nhiều du khách ưa thích.

Công ty Du Lịch đặc Trưng Việt
Điện thọai: (+84) 984 326 723 – (+84) 974 861 652
Email: vietnamtypicaltour@gmail.com
Website: http://vietnamtypicaltours.com
http://dulichlangqueviet.com

Chủ Nhật, 18 tháng 5, 2014

Công Ty Du Lịch Đặc Trưng Việt chúng tôi xin gợi ý cho các bạn những điểm đến lý tưởng để tránh cái nong oi bức của mùa hè.Không chỉ là những điểm trốn nắng, đến đây bạn còn có thể thoải mái vui chơi.
Một ngày với Vườn quốc gia Ba Vì
Cách Hà Nội khoảng 50 km về phía Sơn Tây, núi Ba Vì có rất nhiều điểm tham quan dã ngoại với non nước hữu tình. Trước khi lên đến đỉnh núi mát mẻ, bạn có thể ghé thăm hồ suối Hai, khu vực thác Đa hay hồ Khoang Xanh. Trên vùng núi Tản Viên có nhiều khu nghỉ, tùy theo sở thích của từng người có thể nghỉ lại qua đêm hay picnic trưa trong cánh rừng mát mẻ của vùng núi và về lại vào buổi chiều.
Một ngày rưỡi ở Đồng Cao
Vùng núi mát lạnh được coi là Mẫu Sơn của tỉnh Bắc Giang nằm cách Hà Nội hơn 100 km. Địa điểm này mới được khám phá trong vài năm gần đây, rất thích hợp với những chuyến picnic cuối tuần. Bạn nên đến Đồng Cao vào chiều thứ 7 và tìm địa điểm bằng phẳng để cắm trại khi trời còn sớm. Khu vực Đồng Cao cách khá xa nhà dân quanh đấy và không có nước, bạn phải tự mang theo đồ ăn nước uống cho bữa tối và bữa sáng hôm sau. Cánh đồng bằng phẳng xanh mướt cỏ dại, bạt ngàn gió khi đêm về cùng tiếng ếch nhái và bầu trời sao.
Hai ngày với Tam Đảo
Cách Hà Nội khoảng 80 km thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, Tam Đảo là điểm đến được nhiều người Hà Nội chọn vào các kỳ nghỉ. Bạn có thể dành những ngày cuối tuần để lên đỉnh núi quanh năm mát mẻ này, hưởng làn không khí trong lành một đêm, ăn một bữa với ngọn su su xanh mướt, gà đồi… Từ Hà Nội có thể đi xe máy hoặc ô tô lên Tam Đảo theo quốc lộ 3. Đỉnh Tam Đảo có đủ các dịch vụ như khách sạn nhà nghỉ, khu vui chơi, bể bơi, nhà hàng ăn uống… Điểm tham quan là khu nhà thờ cổ, thác Bạc, vườn su su, trekking núi Tam Đảo…
Hai ngày rưỡi trên Mai Châu
Cách Hà Nội 120 km theo quốc lộ 6, bạn rẽ vào thị trấn Mai Châu xinh đẹp thuộc tỉnh Hòa Bình. Là điểm du lịch nổi tiếng được nhiều người biết đến trong nhiều năm nay, Mai Châu mùa này hai bên đường đã thơm lừng lúa mùa trổ đòng. Các bản làng người Mường, người Thái đón khách với nhà sàn thoáng mát, những món ăn ngon, tré rượu cần thơm nồng cùng điệu múa câu hát, tiếng đàn. Ở Mai Châu, bạn nên thức dậy thật sớm, lang thang bằng xe đạp qua những cánh đồng, rẽ qua những bản làng giản dị, ăn bữa cơm ngon và về lại Hà Nội khi trời về chiều.
Ba ngày ở Mộc Châu
Đi thêm khoảng 60 km nữa từ Mai Châu, bạn sẽ đến Mộc Châu, thuộc tỉnh Sơn La. Mộc Châu nổi tiếng với những đồi chè xanh mát, những đồng cỏ và vườn đào, vườn mận. Vào những ngày tháng 6, các vườn mận và đào tại Mộc Châu đã chín trên cành. Ngoài đến thị trấn này nghỉ ngơi, ăn các món đặc sản như rau cải mèo, thịt trâu lá lồm, bê chao, cá suối, còn có sữa chua và sữa tươi đặc biệt ngon. Trên đường còn có thể xà vào các vườn mận, dâu tây, đào để mua và hái quả tươi ngon.
Ba ngày ở Sa Pa
Để lên Sa Pa, bạn phải di chuyển một đêm bằng tàu hỏa hoặc xe khách giường nằm đến Lào Cai, sau đó thêm gần 30 km nữa để đến Sa Pa. Khí hậu tại thành phố này quanh năm mát mẻ, hoa trái tốt tươi. Sa Pa có đầy đủ các dịch vụ cho khách với các khách sạn, nhà hàng, cùng các điểm tham quan và khu chợ màu sắc. Sau khi tham quan nhà thờ đá và các bản làng bằng chiếc xe máy thuê, bạn nhớ nếm thử món lẩu cá hồi hay lẩu rau ngon lành trong tiết trời se lạnh buổi tối. Các quán đồ nướng cũng đặc biệt hấp dẫn.

Chi tiết vui lòng liên hệ:
Công ty Du lịch Đặc Trưng Việt
Điện thọai: (+84) 974 861 652(+84) 974 861 652
Yahoo: vietnamtypicaltours | Skype: vietnamtypicaltours
Email: vietnamtypicaltour@gmail.com

Thứ Bảy, 3 tháng 5, 2014

Sài Gòn một trong những thành phố có nét ẩm thực độc đáo trong cả nước, ngoài những món ăn sang trọng thì những món ăn dân dã rất được lòng khách du lịch Sài Gòn
1. Chuối nướng bọc nếp
Một món ăn đường phố quen thuộc với người dân Sài Gòn và du khách đến du lịch Sài Gòn. Chuối nướng bọc nếp được cuốn bên ngoài bởi lớp là chuối và bắc lên ví than nướng. Bánh là sự kết hợp giữa vị ngọt của chuối và mùi thơm của nước dừa tạo nên sự hấp dẫn đối với du khách đến du lịch Sài Gòn.
2. Chè Sài Gòn
Chè Sài Gòn một trong những món ăn vặt nổi tiếng Sài Thành. Chè Sài Gòn quyến rũ bằng vị thơm và quyến rũ tự nhiên.
Mỗi ly chè được bán với giá 6.000 – 8.000 đồng/ly. Một món ăn vặt vỉa hè được du khách du lịch Sài Gòn yêu thích.
3. Bánh tráng trộn/nướng
Là món ăn khá đơn giản nhưng lại ngon và hấp dẫn du khách đến với du lịch Sài Gòn. Chỉ ít bánh tráng cắt sợi trộn cùng tôm khô chiên mỡ, phổi bò cháy, rau răm, đu đủ chua sợ, sốt tương...Giá từ 5.000 – 8.000đồng/bịch.  Món ăn ngon hấp dẫn giúp du khách có một chuyên du lịch Sài Gòn giá rẻ.
Bánh tráng nướng cầu kỳ hơn một chút. Chiếc bánh tráng tròn mỏng màu trắng được nướng trên lò than hồng đỏ lửa, trứng gà, xúc xích, tôm khô... Giá từ 6.000 -8.000 đồng/cái, rất thu hút khách du lịch đến Sài Gòn.
4. Bánh mì kem
Bánh mì kem Sài Gòn nghe khá lạ tai nhưng đó lại là món ăn độc đáo với sự kết hợp giữa bánh mỳ và kem tươi
Bánh mì kem bán di động vì vậy  muốn thưởng thức bánh mì kem, người ăn phải chịu khó ngồi chờ người bán hàng đem tới.
5. Bánh Tai Yến
Bánh tai yến một món ăn vặt quen thuộc của nhiều tín đồ ẩm thực Sài Gòn. Bánh có nguồn gốc từ miền Tây, tuy tên gọi cầu kỳ nhưng cách làm lại khá đơn giản bánh có màu vàng cáng gián, viền bánh giòn và chính giữa bánh mềm, không bị ỉu kể cả để lâu ngoài trời. bánh rất được lòng các khách du lịch đến Sài Gòn
6. Xiên que
Xiên que có giá bán từ 3000 – 5000 đồng, có nhiều loại xiên que như cá viên, bò viên, tôm viên, hoành thánh... rất hấp dẫn. Một trong những món ăn vừa ngon hấp dẫn lại giúp du khách có một chuyến du lịch Sài Gòn giá rẻ  mà lý tưởng.
7. Trừng vịt lộn
Trứng vịt lộn hay xào me, ăn kèm với rau răm, thêm một chút nước sốt chua ngọt sẽ thêm phần hấp dẫn hơn. Đây là món ăn rất đỗi quen thuộc với người dân Việt Nam, nhưng nó lại tạo cảm giác tò mò với du khách nước ngoài du lịch Sài Gòn.
8. Bắp xào
Người Hà Nội thích ăn bắp luộc, nhưng người Sài Gòn lại thích ăn bắp xào chính vì vậy mà món ăn này lại thêm sức hút hơn đối với du khách đến du lịch Sài Gòn để khám phá sự khác biệt.
Món ăn này có giá tù 5.000 -8.000 đồng được bán nhiều ở cổng trường học và khu vỉa hè ở Bình Thạnh.
9. Gỏi Cuốn
Gỏi cuốn gồm nhiều nguyên liệu đơn giản như bún, rau xà lách, tôm, thịt luộc, là hẹ...một món ăn đầy đủ chất dinh dưỡng nên không lạ gì khi nó rất được lòng các du khách nữ khi đến du lịch Sài Gòn
10. Chuối chiên
Là món ăn vặt ngon, rẻ ở đường phố Sài Gòn. Chuối chiên khiến nhiều người yêu thích nhưng không ăn được nhiều vì rất nhanh ngán.
Nó được bán nhiều ở cổng các trường học, trụ sở doanh nghiệp bánh có giá từ 5.000 – 6.000 đồng tùy vào miếng chuối to hay nhỏ.
Du lịch Phú Quốc bạn không chỉ được đón tiếp bởi những dải bờ biển nước xanh trong vắt, những con suối róc rách còn nguyên sự tinh khôi, những người dân chân chất đôn hậu… mà còn nức lòng du khách với đặc sản biển phong phú luôn tươi rói và nhiều sản vật khác tại đảo Ngọc Phú Quốc.
1. Gỏi cá trích
Du khách đi du lịch Phú Quốc thưởng thức món gỏi cá trích thoạt nhìn đĩa cá tươi nhiều người không quen sẽ có cảm giác ngại ngần, nhưng cứ cuốn bánh tráng với đủ loại rau, ít dừa nạo và cuối cùng là vài miếng cá trích, chấm với nước mắm hảo hạng, khi nhai, bạn sẽ thật sự ngạc nhiên vì hoàn toàn không tanh mà chỉ thấy mùi thơm của rau rừng, vị béo của dừa và miếng cá thật giòn ngọt. Món gỏi cá trích luôn hiện diện trong các quán ăn, nhà hàng ở Phú Quốc với giá khá dễ chịu, trung bình 30.000 VND/dĩa hai người ăn. Có một điều người dân nơi đây luôn lưu ý thực khách đi du lịch Phú Quốc là khi ăn gỏi cá trích phải uống chút rượu sim, bởi cá trích có rất nhiều đạm và còn tươi sống, khi ăn gỏi cá dùng chút ít chất men để tốt cho tiêu hóa. Nước chấm gỏi cá trích cũng rất đặc biệt, nó được làm từ ớt, tỏi và đậu phộng rang. Tất cả những thứ này được đâm nhuyễn rồi trộn lại với nhau, pha thêm nước mắm chính hiệu Phú Quốc sẽ tạo ra một hương vị vừa cay nồng, thơm lừng và khó quên khi chấm với gỏi cá trích.
2. Ghẹ Hàm Ninh
Ghẹ Hàm Ninh giá từ 100.000-150.000 VND/kg tùy nhỏ to nhưng ghẹ to ở Phú Quốc cũng chỉ bằng ghẹ mới đẻ ở miền Trung. Ghẹ to quá ăn ko ngon, ghẹ bé quá thì ko có thịt, ghẹ ăn khoảng 6-7 con một ký, thích ăn gạch thì lựa ghẹ cái, thịt nhiều thì ăn con đực, ghẹ chắc là ghẹ ngon. Đi tour du lịch Phú Quốc mà chưa thưởng thức ghẹ luộc thì coi như chưa trọn vẹn. Ghẹ là đặc sản vùng này, gần như lúc nào cũng có. Những con ghẹ vừa bắt lên đem luộc, màu đỏ tươi, thịt chắc nịt, chấm muối tiêu chanh thật tuyệt vời.
Ăn ghẹ ngon nhất là tại xã Hàm Ninh cách thị trấn Dương Đông, huyện Phú Quốc 20km. Để đến Hàm Ninh, bạn cứ đi theo tuyến Dương Đông, Hàm Ninh là đến. Một số nhà hàng cho bạn: Nhà hàng Làng Chài Hàm Ninh (ấp Rạch Hàm, trung tâm Hàm Ninh), quán Kim Cương để ăn trưa, thưởng thức các món ăn hải sản tươi sống và bán hải sản khô
3. Ốc hương nướng muối ớt, sò quạt nướng mỡ hành, mực trứng nướng…
Đây là những món ăn cũng rất đáng thử khi khám phá du lịch Phú Quốc. Đĩa ốc, sò thêm ngon miệng bởi nguyên liệu tươi rói, vừa ăn vừa thổi và hít hà trong vị ớt cay nồng, vô cùng hấp dẫn. Đây là những món ăn phổ biến ở Phú Quốc, có thể tìm thấy ở mọi nhà hàng hay tại chợ đêm Dinh Cậu. Giá mỗi món khá bình dân, từ 30.000 – 50.000 VND/đĩa. Chỗ chợ đêm Dinh Cậu đồ ăn rất nhiều, món ăn phong phú với nhiều hàng quán nằm sát nhau , cá tôm mực tươi rói nằm kế bên bếp lửa than hồng . Bạn có thể thoải mái lựa chọn và yêu cầu đầu bếp chế biến, giá rẻ hơn so với nhà hàng. Ngoài ra, quán Nghêu sò ốc hến ở chổ Trường cấp 3 Phú Quốc cũng là điểm dừng chân yêu thích của nhiều du khách.
4. Còi biên mai nướng
Còi biên mai chính là hai lớp cơ thịt nối liền hai mảnh con sò biên mai. Có rất nhiều cách chế biến món còi biên mai: xào cùng với nấm đông cô, nấm rơm, củ hành cùng cải bẹ xanh. Tuy nhiên, với du khách đi du lịch Phú Quốc sành ăn muốn thưởng thức hương vị nguyên sơ của biển cả thì không gì qua nổi món còi biên mai nướng muối ớt. Cái mặn mà của muối, cái cay xé lưỡi của ớt càng nâng tầm vị ngọt của còi biên mai. Và cũng chỉ chế biến bằng cách này thì còi biên mai mới giữ được độ dai và giòn hết chỗ chê. Tại các quán nhỏ ven bãi biển Hàm Ninh, bãi Ghềnh Dầu, Bãi Sao giá một đĩa còi biên mai dành cho hai thực khách ăn no giá chỉ độ 40.000 – 70.000 VND.
5. Nấm tràm
Những cánh nấm chóng nở, chóng tàn, vị ngọt đắng xen lẫn, phảng phất chút hương đất trời phương Nam này là món ngon không thể bỏ qua khi đi du lịch Phú Quốc. Loài nấm đặc biệt này chỉ có ở Phú Quốc vào mùa mưa. Nếu bạn đến vào mùa khô, nấm tràm chắc chắn là loại đã được phơi khô hoặc trữ đông, không thể ngon bằng nấm vừa hái. Nấm tươi được nấu với hải sản như tôm, cá, mực. Nấm khô thì xào với bào ngư hoặc hải sâm. Món gà giò luộc vừa chín tới, cho nấm tươi mới hái vào sẽ cho ta món súp nấm thơm lừng. Thưởng thức món canh nấm tràm bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt của nấm, thơm nồng của tiêu và đậm đà hơn khi bạn dùng chung với nước chấn nước nắm cá cơm Phú Quốc. Hiện nay nấm tràm vẫn còn khá sẵn tại các nhà hàng và quán ăn ở Phú Quốc với giá không quá cao.

Chi tiết vui lòng liên hệ:
Công ty Du lịch Đặc Trưng Việt
Điện thọai: (+84) 974 861 652(+84) 974 861 652
Yahoo: vietnamtypicaltours | Skype: vietnamtypicaltours
Email: vietnamtypicaltour@gmail.com

Thứ Năm, 24 tháng 4, 2014

Bạn muốn đi du lịch cuối tuần nhưng lại không có nhiều thời gian, không thể đi xa vậy Công Ty Du Lịch Đặc Trưng Việt xin gợi ý những điểm đến dã ngoại rất gần nhưng cũng không kém phần hấp dẫn chỉ trong vòng 50km quanh Hà Nội.
Hồ Hàm Lợn
Hàm Lợn là tên đỉnh núi cao nhất trong dãy núi Độc Tôn ở Sóc Sơn, cách trung tâm Hà Nội khoảng 40km. Núi Hàm Lợn với địa hình hiểm trở cao 462m đã quen thuộc với những người yêu thích trekking. Tuy nhiên nếu bạn không có mục đích leo núi thì nơi này hoàn toàn có thể là một địa điểm picnic lý tưởng.
Dưới chân núi là hồ Hàm Lợn (hay còn gọi là hồ Suối Bàu) nằm giữa những đồi thông, keo xanh mướt và khá hoang sơ.
Còn gì lãng mạn hơn khi dựng lều dưới những tán thông rợp mát hoặc cạnh hồ nước xanh trong, thậm chí có thể nằm ngay trên những thảm lá thông dày êm ái, tận hưởng cảm giác tan vào thiên nhiên.
Nếu may mắn, vào sáng sớm bạn có thể được chứng kiến sương mù giăng phủ trên mặt hồ như những làn khói lãng đãng rất ấn tượng. Tuy nhiên, đường vào hồ khá khó tìm, vì vậy hãy hỏi người dân bản xứ để tìm được vị trí dã ngoại thích hợp nhất.
Vườn quốc gia Ba Vì
Vườn quốc gia Ba Vì thuộc huyện Ba Vì, cách trung tâm Hà Nội khoảng 50km là nơi tuyệt vời để trốn cái nóng của mùa hè. Khung cảnh mát mẻ và xanh mướt của rừng nhiệt đới sẽ nhanh chóng làm bạn quên đi những mệt nhọc thường ngày.
Ba Vì có nhiều điểm cắm trại được tổ chức chuyên nghiệp, tuy vậy, bạn hoàn toàn có thể tự mình chọn lựa địa điểm picnic tự do, trong đó đẹp nhất là đồi thông ở Cốt 400.
Dựng trại qua đêm ở đây sẽ đem đến cho bạn những trải nghiệm đáng giá về một Ba Vì khác hẳn ban ngày, với màn đêm bao quanh cùng tiếng côn trùng rả rích, vẻ đẹp bí ẩn của những rừng cây cổ thụ.
Ngoài dựng trại nghỉ ngơi, bạn còn có thể khám phá vườn quốc gia, thăm nhà thờ đổ hoặc lên tới đỉnh thăm đền thờ thánh Tản Viên, chỉ 1 ngày là đủ.
Núi Trầm
Thuộc xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, cách trung tâm Hà Nội chưa đầy 30km, núi Trầm không chỉ là di tích lịch sử mà còn là một danh thắng hấp dẫn.
Núi Trầm tuy không cao nhưng lại có địa hình đẹp, nhiều hang, ngách và những tảng đá hình thù sinh động, xen giữa là con đường mòn uốn lượn trong các thung lũng bằng phẳng.
Ngoài việc lên tới đỉnh để thỏa sức phóng tầm mắt ngắm những cánh đồng lúa mênh mông xung quanh, bạn có thể thưởng thức bữa ăn nhẹ trong thung lũng cỏ tranh thơ mộng, cùng bạn bè khám phá hang động, ngắm đàn chim bay qua đỉnh núi hay những chú bò thơ thẩn gặm cỏ khi chiều về. Không chỉ là nơi thư giãn, đây thực sự là một bức tranh đồng quê gợi cho chúng ta nhiều cảm xúc.
Để đi dã ngoại ở núi Trầm, hãy chuẩn bị một đôi giày chắc chắn cho chuyến leo núi ngắn. Ngoài ra, đừng quên thưởng ngoạn vẻ đẹp cổ kính và yên bình của chùa Trầm, chùa Vô Vi... ở rất gần đó.

Chi tiết vui lòng liên hệ:
Công ty Du lịch Đặc Trưng Việt
Điện thọai: (+84) 974 861 652
Yahoo: vietnamtypicaltours | Skype: vietnamtypicaltours
Email: vietnamtypicaltour@gmail.com

 
Sau vụ chìm phà Sewol ở Hàn Quốc Công Ty Du Lịch Đặc Trưng Việt xin gửi đến các bạn bí quyết khi gặp sự cố đắm tàu.
Bình tĩnh nhảy ra khỏi tàu, tránh xa phía mạn tàu đang bị chìm, tìm cách phát tín hiệu cầu cứu là những điều cần thiết khi bạn phải vật lộn với sóng gió khi bị chìm tàu.
Lựa chọn
Trước khi quyết định một chuyến du lịch lênh đênh trên biển, bạn cần phải quan sát, tìm hiểu một chút về con tàu, về độ an toàn hay các phương tiện bè cứu hộ, áo phao cứu hộ trên tàu, bộ cứu thương, pháo sáng... Áo phao cứu hộ rất cần thiết trên bất cứ con thuyền nào, cần phải có ít nhất một áo phao cho mỗi hành khách..
Bình tĩnh khi tàu chìm
Bình tĩnh là yếu tố quan trọng để bạn quyết định các tình huống tiếp theo khi con thuyền, tàu đang bị chìm dần. Những thuyền lớn thời gian chìm khá chậm nên có nhiều thời gian để chuẩn bị. Nếu trong tình huống đông người, hãy phân chia người tìm các thiết bị nổi, chuẩn bị bè cứu sinh, người sẽ chặn các lỗ rò nước, người chuẩn bị các lương thực có sẵn trên tàu.
Cố gắng tìm cho mình một chiếc áo phao, phao bơi, ván gỗ, thùng, can nhựa. Bạn cũng nên tìm vài chiếc túi nilon lớn, nhỏ, trường hợp khẩn cấp thổi phồng chúng, túm lại với nhau thành một chiếc phao nổi.
Mang theo đồ ăn
Cố gắng mang theo đủ thức ăn nước uống cho vài ngày. Nếu có thể hãy mang theo dây chắc, đèn pin, gương, pháo sáng, dao.
Thả xuồng cứu hộ
Khi con tàu có khả năng chìm dần xuống, hãy thả xuồng cứu hộ, bỏ vào đó một ít đồ đạc cần thiết. Khi xuồng chạm nước hãy bình tĩnh từng người một, không được chen lấn xô đẩy, mất thăng bằng khiến xuồng bị lật.
Bơi xuồng ra xa
Ngay lập tức, bạn phải bơi xuồng ra xa phía khu vực tàu bị đắm để tránh bị hút xuống dòng xoáy của nước. Nếu bạn đi tàu khách lớn, chắc chắn sẽ có tàu cứu hộ đến, vì vậy hãy quanh quẩn ở khu vực bị đắm để chờ cứu hộ.
Liên kết các bè, xuồng
Nếu có nhiều xuồng cứu hộ, hãy tìm cách liên kết lại với nhau bằng dây. Khi hợp lại thành một mảng lớn, sẽ có thể đối đầu với các con sóng lớn, và dễ dàng để tàu khác nhận ra.
Tránh xa vết dầu loang
Nếu phát hiện ra vết dầu loang từ con tàu bị đắm, tốt nhất bạn phải tìm cách rời xa khu vực đó bởi những đám cháy từ dầu loang này rất nhanh.
Phát tín hiệu cầu cứu
Nếu thấy bóng dáng của máy bay hay tàu khác thì cầu cứu bằng pháo sáng, khói hay bất cứ quần áo sắc màu nào hoặc âm thanh nào có thể.
Nhảy xuống nước
Trường hợp bạn không còn cơ hội lên xuồng cứu hộ, hãy nhảy xuống nước. Nhưng trước hết phải nhớ tìm cho mình một chiếc phao hay bất cứ vật gì có thể làm nổi được. Bạn ôm phao thật chắc trước ngực để khi rơi xuống người phải nằm đè lên phao.
Chọn hướng gió để nhảy
Khi nhảy xuống nước, nên nhảy theo phương thẳng đứng nhưng nhớ là phải chọn hướng gió để nhảy. Chọn xuôi gió, đừng nhảy theo chiều ngược gió và đừng nhảy ở phía con tàu, thuyền nghiêng, đang bị chìm.
Bơi ra xa nhưng phải quanh quẩn khu vực tàu chìm để tiện cứu hộ, cố gắng tìm kiếm xung quanh thứ gì có thể tận dụng được như lương thực, nước uống….. Bạn hãy cuộn tròn lại hết mức có thể để giảm sự tiếp xúc với nước biển, giữ được nhiệt.
Định hướng
Lúc này bạn nên cố gắng bình tĩnh định hướng, quan sát để tìm hướng về đất liền. Hãy quan sát các loài chim biển, nếu gặp chim biển đang bay, hướng bay của nó sẽ là đất liền, nhất là vào các buổi chiều. Nếu thấy những dấu hiệu của đất liền, hãy sử dụng sức lực để di chuyển về hướng đó.
Giữ sức
Bạn cần phải giữ sức để vật lộn với sự sống. Hãy hạn chế ăn uống và phải phân bố lương thực cho hợp lý. Nếu gặp trời mưa phải tìm cách hứng. Những túi nilon mang theo trước khi xuống biển là rất cần thiết trong trường hợp này. Nước sẽ là yếu tố giúp bạn sống sót, nhưng nhớ là đừng uống nước biển, nó sẽ làm bạn bị mất nước và khát hơn. Rong tảo ở biển là thức ăn rất tốt cho sức khỏe và có thể dễ dàng tìm thấy chúng ở biển.
Tận dụng hướng gió và sóng
Bơi sau lưng và bám sát những ngọn sóng là cách bơi đỡ tốn sức nhất. Hãy chú ý tận dụng hướng gió và sóng để có thể sống sót bơi vào bờ.

Thứ Hai, 21 tháng 4, 2014

Nói đến du lịch Khánh Hòa, không thể không nhắc tới bờ biển Nha Trang đẹp nổi tiếng. Nhưng cạnh đó, vùng biển Cam Ranh cũng sở hữu nhiều bãi tắm đẹp đến bất ngờ và quan trọng là còn đậm nét hoang sơ. Bình Lập là một nơi như vậy...
Nhìn trên bản đồ, có vẻ như thiên nhiên ưu ái ban cho Khánh Hòa hai “ống tay áo” đối xứng nhau vươn ra biển rất ngoạn mục với hai làng chài cuối cùng: phía bắc là Đầm Môn thuộc xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh và phía nam là Tàu Bể, thôn Bình Lập, xã Cam Lập, Cam Ranh. Đầm Môn được du khách biết đến nhiều, còn Bình Lập vẫn hoang sơ.
Bình Lập cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng 90km. Ngày trước muốn đến đây phải đi ghe mất hai giờ từ cảng Ba Ngòi bởi thôn này nằm biệt lập với đất liền, sau lưng là núi, trước mặt là biển khơi mênh mông. Dân cư sống rải rác trên ba khu vực là Bãi Ngang, Bãi Lao và Tàu Bể. Một con đường vòng lên núi dài hơn 10km được mở năm 2007 nối liền từ UBND xã Cam Lập vào tận làng Tàu Bể là điểm cuối cùng của Bình Lập.
Khi bắt đầu lên dốc, một khung cảnh rất đẹp hiện ra trong tầm mắt. Nhìn xuống bên dưới những ô vuông nuôi trồng thủy sản, rừng dừa, xa xa là biển xanh. Con đường quanh co đèo dốc, một bên là núi với những tảng đá thật to, cây rừng trùng điệp, một bên là biển thấp thoáng xa xa.
Tận cùng con đường là làng Tàu Bể, nơi tập trung dân cư đông nhất Bình Lập. Nghề chính của người dân ở đây là đánh bắt thủy sản.
Bãi tắm khá đẹp có tên là Bãi Ngang. Từ bên trong nhà mát nhìn ra bờ cát trắng mịn, sạch, mặt biển phẳng như gương, nước xanh biếc, gió mát dịu, nhẹ.
Bờ biển nơi đây hình vòng cung, điểm cuối của vòng cung Bãi Ngang là một bãi đá rất đẹp, nước trong xanh thấy tận đáy. Những tảng đá to đủ hình thù mà tùy theo trí tưởng tượng của con người có thể đặt tên cho nó. Có tảng đá giống như con tê giác, có tảng hình chim cú mèo…
Có những tảng đá thật lớn, trên đó có những vết lõm kỳ lạ giống như vết lõm “bàn tay ông khổng lồ” ở Hòn Chồng, Nha Trang. Đứng trên tảng đá cao nhất nhìn xuống bên dưới chỉ toàn đá, quanh năm sóng vỗ, đẹp, hùng vĩ. Xa xa là núi và những chiếc thuyền đánh bắt, thiên nhiên hoang sơ và thanh bình.
Bãi Lao (còn gọi là bãi Mũi cây nhao), một bãi biển đẹp và hoang sơ khác nữa, nước trong xanh, sóng êm. Đây là một vòng cung khác tiếp nối với Bãi Ngang tạo nên bờ biển có hình chữ ômêga rất ngoạn mục. Đi hết bãi Mũi cây nhao sẽ đến được điểm cuối cùng là làng Tàu Bể.
Theo kinh nghiệm của dân du lịch bụi, muốn khám phá hết vẻ đẹp của Bình Lập nên bắt đầu đi từ đảo Bình Ba (vốn nổi tiếng có tôm hùm ngon) rồi vòng vô bán đảo Bình Lập đi kết hợp nhiều phương tiện. Đến đây nên mang theo máy hình chụp dưới nước vì không thể bỏ qua những hình ảnh tuyệt vời dưới đại dương.
Trước đây, Bình Lập còn nổi tiếng là điểm đến của những người đi tìm đá quý. Họ cho rằng địa thế của Bình Lập nằm dưới chân núi Chúa (giữa Khánh Hòa và Ninh Thuận) nên trong rừng, dưới các khe suối thường tích tụ nhiều đá quý.
Các món ăn ở đây được chế biến từ hải sản như tôm, cua, sò, ốc, cá… giá khá mềm. Trong nhà mát có một dãy bàn dài để ăn uống và có cả võng, ghế bố. Nếu không mua thức ăn ở đây, du khách vẫn được cho mượn bếp để nướng thịt và tôm, chi phí này bao gồm cả tắm nước ngọt…
Trong tương lai con đường vào Bình Lập (rẽ từ ngã ba cầu Mỹ Thanh) thi công xong, khách du lịch sẽ biết đến nơi đây nhiều hơn, chỉ mong nét hoang sơ được gìn giữ, sự chân chất của người dân không thay đổi và dĩ nhiên chất tươi, ngọt của hải sản nơi đây vẫn đậm đà.

Chi tiết vui lòng liên hệ:
Công ty Du lịch Đặc Trưng Việt
Điện thọai: (+84) 974 861 652
Yahoo: vietnamtypicaltours | Skype: vietnamtypicaltours
Email: vietnamtypicaltour@gmail.com

Thị trấn Tú Lệ - Yên Bái từ lâu đã rất nổi tiếng với ruộng bậc thang ngút ngàn đã được xếp hạng thắng cảnh du lịch cấp quốc gia. Du khách thường biết đến vẻ đẹp của Tú Lệ  vào mùa lúa chín, nhưng còn một mùa khác cũng vô cùng đẹp là mùa đổ nước.
Nếu lên Yên Bái vào mùa nước đổ (tháng 5, 6), hay vào mùa lúa chín (tháng 9, 10), du khách sẽ được tận hưởng những cung bậc đầy cảm xúc cùng những cảnh quan tuyệt vời, từ những thửa ruộng bậc thang nước lấp lánh ánh mặt trời phản chiếu cho đến thảm lụa vàng rực đất trời Tây Bắc. Từ trên đèo, hay những đoạn dốc cao nhìn xuống thị trấn Tú Lệ, từng mái nhà lợp gỗ nằm san sát, đan xen giữa núi rừng, ruộng bậc thang uốn lượn men theo dòng suối trong vắt ngang.
Tú Lệ về đêm đặc biệt là những ngày rằm, ánh trăng sáng vằng vặc, in bóng người lữ hành xuôi dần trên con đường dọc theo thị trấn. Đâu đó phía xa xa là tiếng tre rì rào, tiếng gió thổi mơn man, mát lạnh, những ánh đèn heo hắt bên đường đủ để nhìn thấy bóng người qua lại. Tản mạn qua con đường nhỏ hướng ra cánh đồng, đứng trên chiếc cầu treo nhìn ánh trăng soi bóng xuống dòng suối lấp lánh, một khung cảnh nên thơ và lãng mạn khó có thể thấy ở nơi thành thị.
Sáng sớm tinh mơ, du khách có thể dậy thật sớm để ngắm bình minh ló rạng sau những lũy tre. Mặt trời từ sườn đồi lên trải vàng xuống thung lũng, quyện với mây mờ sương phủ dần tan biến nhường chỗ cho những ánh nắng mới tinh khôi.
Ở Tú Lệ có những món đặc sản xôi nếp thịt nướng dẻo thơm, thịt trâu gác bếp, cá suối, gà đen và đặc biệt là món cốm rất được lòng du khách bởi vị ngọt, dẻo chỉ có riêng từ lúa nơi đây, nếu bạn tới vào tầm tháng 9,10 sau khi mùa màng đã kết thúc.
Không chỉ ấn tượng du khách bởi cảnh đẹp thiên nhiên, Tú Lệ thu hút dân săn ảnh bởi thói quen sinh hoạt truyền thống, nguyên sơ là “tắm tiên” bên suối của người Thái. Ở Tú Lệ có con suối nước nóng cách trung tâm thị trấn hơn 1 km. Mạch nước ngầm ấm nóng chảy ra suối được người dân ngăn lại, quây bể để làm nơi tắm thư giãn sau một ngày làm việc vất vả.
Mỗi khi chiều xuống, các cô gái Thái lại kéo nhau xuống dòng suối nước nóng chảy quanh, trút bỏ xiêm y tắm tự nhiên giữa thiên nhiên trời đất như một cách để thư giãn tuyệt vời hiếm nơi nào có được. Nếu là một trong những du khách may mắn được chiêm ngưỡng cảnh “tắm tiên” thì khi ghi lại những khoảnh khắc gần gũi với thiên nhiên ấy, bạn cũng nên cần trọng, giữ khoảng cách để vừa có những tấm hình đẹp, vừa không làm mất đi sự tự nhiên thoải mái của người bản địa.
Du khách cũng có thể đi thăm bản Lìm Thái, Lìm Mông cách Tú Lệ 3 km để tìm hiểu thêm về cuộc sống, văn hóa của người dân vùng cao. Chừng ấy những nét văn hóa, ẩm thực độc đáo rất riêng của thung lũng Tú Lệ đã để lại cho du khách những ấn tượng sâu sắc, vẫn nhớ tơ vương chẳng muốn rời.

Chi tiết vui lòng liên hệ:
Công ty Du lịch Đặc Trưng Việt
Điện thọai: (+84) 974 861 652
Yahoo: vietnamtypicaltours | Skype: vietnamtypicaltours
Email: vietnamtypicaltour@gmail.com

Thứ Sáu, 18 tháng 4, 2014

Tháng 6/2013, Bà Nà Hills đã khởi công xây dựng tuyến cáp kéo du lịch Bà Nà với tên gọi "Tàu hỏa leo núi". Hệ thống tàu hỏa leo núi có thể đạt vận tốc 5m/s, di chuyển trên đường ray dài 400m, công suất vận chuyển có thể lên đến 1.600 khách mỗi giờ. Tuyến tàu hỏa này qua các thắng cảnh như chùa Linh Ứng, vườn hoa Le Jardin, khu biệt thự cổ...
Với tuyến tàu hỏa leo núi, du khách đến Bà Nà đều có thể tham quan phong cảnh thiên nhiên núi rừng một cách thoải mái và thuận lợi. Dù là người cao tuổi hay trẻ nhỏ vẫn có thể được ngắm cảnh hay di chuyển qua các địa điểm một cách thoải mái, không tốn sức và an toàn.
Với tuyến tàu hỏa leo núi, du khách đến Bà Nà đều có thể tham quan phong cảnh thiên nhiên núi rừng một cách thoải mái và thuận lợi.
Đây là loại hình vận chuyển ra đời từ cuối thế kỷ XV, đầu thế kỷ thứ XVI tại Áo, dùng để vận chuyển hàng hóa vật liệu lên các tòa thành cao của lâu đài Hohensalzburg. Nhưng phải đến nửa cuối của thế kỷ thứ XIX thì loại hình vận chuyển này mới được sử dụng cho cư dân thành thị. Không chỉ có các nước khu vực châu Âu mà cả những châu lục khác đã áp dụng cho những địa hình đồi núi và hiểm trở.
Sau thành công của tuyến cáp treo Thác Tóc Tiên - Indochine đạt 4 kỷ lục thế giới, việc khánh thành tuyến tàu hỏa leo núi đầu tiên tại Việt Nam một lần nữa khẳng định loại hình kinh doanh du lịch độc đáo ngày càng phát triển tại Bà Nà Hills nói riêng và thành phố Đà Nẵng nói chung.
Bà Nà Hills đã chọn đối tác tin cậy là nhà sản xuất hệ thống cáp nổi tiếng Garaventa của Thụy Sĩ. Hệ thống cáp kéo của Garaventa có ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới, có thể được xây trong thành phố, đồng quê, hay trên địa hình đồi núi trắc trở. Ưu điểm của loại hình vận chuyển này là có thể di chuyển nhẹ nhàng qua các địa hình hiểm trở.

Chi tiết vui lòng liên hệ:
Công ty Du lịch Đặc Trưng Việt
Điện thọai: (+84) 974 861 652(+84) 974 861 652
Yahoo: vietnamtypicaltours | Skype: vietnamtypicaltours
Email: vietnamtypicaltour@gmail.com
Café sáng sớm ngắm phố cổ ven sông Hoài
Phố Hội lúc sớm mai vắng vẻ và yên bình, chọn một vị trí bất kỳ ở một quán café ven sông, ngắm nhìn nhịp sống đời thường chào ngày mới của Hội An, bạn sẽ thấy nhiều hơn những gì người ta kể về phố cổ khi không tấp nập du khách, không tiếng mời chào mua hàng.
Đi xuyên qua những con hẻm nhỏ
Nếu là người nhanh nhớ đường, chỉ một buổi đi dạo là bạn có thể nhớ được các tuyến phố chính ở Hội An. Đừng bỏ lỡ những con hẻm nhỏ, thẳng tắp, có hẻm nhỏ xíu chỉ vừa 1-2 người đi, đâm xuyên qua các con phố, hoặc dẫn ra bờ sông Hoài. Thong dong ở con hẻm nhỏ, dừng chân một gánh hàng rong, hay dừng bước trước những ánh mắt hồn nhiên của lũ trẻ con chơi trong ngõ, sẽ thấy cuộc sống lặng hơn bao giờ hết.
Xách máy ảnh lên và… đạp xe
Không chỉ là phố cổ Hội An, mà còn ra biển Cửa Đại vờn sóng, hay theo người nông dân về làng rau Trà Quế xanh ngắt… chiếc xe đạp sẽ đưa bạn đi khắp nơi. Thuê xe đạp ở Hội An rất đơn giản, chỉ vài chục ngàn một ngày, lại còn được người bản địa hướng dẫn tận tình những nơi hay ho, và cứ thế, những vòng quay xe đạp đưa bạn đến những trải nghiệm mới mẻ ở nơi này.
Thưởng thức cao lầu trứ danh đất Quảng
Ghé bất kỳ hàng rong nào, hoặc vào phố Thái Phiên, chợ Hội An… gọi món cao lầu cho bữa sáng của mình. Một tô cao lầu ngon gồm những sợi mỳ đã chần qua nước sôi, thêm một ít giá trụng vừa chín tới và không thể thiếu rau sống thơm ngon của làng Trà Quế. Thêm những lát thịt xíu thái mỏng, da heo chiên giòn, vài cọng rau thơm, quả ớt xanh, hãy cảm nhận tinh túy ẩm thực xứ Quảng giữa phố Hội.
Dạo phố lúc Hội An lên đèn
Hiển nhiên, Hội An đẹp nhất là lúc khoác lên mình những ánh đèn lung linh huyền ảo. Thong dong giữa không gian ánh sáng dìu dịu, bóng người đi bộ đổ dài, một vài tiếng chuông reng reng của chiếc xe đạp nào đó của khách Tây chưa quen lắm với đường Hội An, sẽ như muốn ôm trọn cả phố Hội vào lòng.
Thả hoa đăng trên sông Hoài ngày rằm
Chọn mua những chiếc đèn bằng giấy nhỏ xinh, bước xuống con thuyền nhỏ, nhẹ nhàng thả trôi thèo dòng nước lững lờ của sông Hoài, cứ như thế, khúc sông ven phố Hội trở nên lung linh, một hình ảnh không thể quên với ai từng đến Hội An.
Đêm trữ tình trên thuyền
Sau 22h, các quán hàng ở phố cổ cũng đã đóng cửa, cài then. Nếu vẫn muốn khám phá đêm Hội An hơn nữa, hãy khoác thêm chiếc áo mỏng, ghé một thuyền gần cầu Cẩm Hội, gọi đồ uống, chìm đắm trong những câu hát bả trạo của chủ thuyền, hoặc ngẫu hứng guitar của một anh bạn ngoại quốc, không gian càng về đêm càng sâu lắng.
Mua đèn lồng làm quà
Đừng ngần ngại ghé những tiệm lưu niệm trong phố cổ hoặc chợ đêm, mục sở thị những người phụ nữ khéo léo đang thoăn thoắt làm đèn lồng, và mua một vài chiếc nhỏ xinh làm quà cho bạn bè.

Chi tiết vui lòng liên hệ:
Công ty Du lịch Đặc Trưng Việt
Điện thọai: (+84) 974 861 652(+84) 974 861 652
Yahoo: vietnamtypicaltours | Skype: vietnamtypicaltours
Email: vietnamtypicaltour@gmail.com

Thứ Tư, 9 tháng 4, 2014

  Hồ Ba Bể là một hồ nước ngọt ở Bắc Kạn, Việt Nam. Nó là một trong một trăm hồ nước ngọt lớn nhất thế giới và nằm trong vườn quốc gia Ba Bể, nơi đây được công nhận là khu du lịch quốc gia Việt Nam. Hồ được hình thành từ cách đây hơn 200 triệu năm.
Hồ Ba Bể nằm trên lưng chừng vùng núi đá vôi với phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Diện tích bề mặt xấp xỉ 5 triệu m2, chiều sâu có chỗ lên tới 35m, sức chứa xấp xỉ 90 triệu m3, hồ Ba Bể là hồ tự nhiên lớn nhất Việt Nam.
Mới đây, ngày 29/12/2012 Hồ Ba Bể, hồ nước ngọt tự nhiên trên núi đá vôi độc đáo nhất Việt Nam đã đón nhận Bằng công nhận "di tích quốc gia đặc biệt"
Công ty chúng tôi hiện đang tổ chức các tour Hồ Ba Bể, Thác Bản Giốc, Lạng Sơn 3 ngày 2 đêm, 2 ngày 1 đêm.
Chi tiết vui lòng liên hệ:
Công ty Du lịch Đặc Trưng Việt
Điện thọai: (+84) 974 861 652
Yahoo: vietnamtypicaltours | Skype: vietnamtypicaltours
Email: vietnamtypicaltour@gmail.com

Thứ Bảy, 29 tháng 3, 2014

Món bún nghệ dân dã mà ngon, lạ miệng, lại đậm đà chất cố đô. Chẳng được xếp vào hàng đặc sản của Huế, nhưng vài năm trở lại đây, món bún nghệ xào lòng heo đơn giản chẳng thể đơn giản hơn, đã lọt vào mắt xanh của rất nhiều du khách sành ăn mỗi lần ghé thăm vùng đất cố đô này.

Lang thang trên đường Trần Quang Khải (Huế), là khu vực quy tụ những quán bún nghệ ngon nhất, du khách không cần đắn đo lựa chọn, có thể té tạt vào bất cứ quán nào mà vẫn yên tâm được thưởng thức trọn vẹn mùi vị của món ăn thể hiện nghệ thuật ẩm thực pha trộn tài tình của người dân Huế.
Tôi lân la hỏi chuyện một cụ bà được đánh giá là “cao tay” nhất trong hàng đầu bếp nấu bún nghệ tại Huế, mới biết rằng để có một món bún nghệ hấp dẫn, phải đáp ứng được rất nhiều tiêu chuẩn: sợi bún mềm, không nhão hay quá khô, nghệ có màu vàng tươi và thơm, lòng heo phải biết chọn loại ngon, làm sạch, rồi mới có thể chế biến...

Thấy tôi có ý hỏi rõ ràng xem cần ít hay nhiều, cụ thể là bao nhiêu cho từng loại nguyên liệu, cụ bà mỉm cười nói rằng chẳng thể cân đo đếm, một tô bún nghệ ngon chủ yếu dựa vào độ tài tình ước lượng của người nấu, nhưng thành phần chủ đạo của món ăn này được đặt vào nghệ.
Nghệ tươi và già là những củ vỏ bóng, nhẵn nhụi, bằng đầu bằng đuôi, dùng tay cấu một đầu nghề thấy màu vàng đậm và gần như không chảy nước. Đem nghệ tươi đi gọt sạch vỏ, ngâm nước để không mất màu, giã hoặc xay đều được nhưng phải đảm bảo nghệ nát đều, không quá to, quá nhỏ.
Còn về khâu chọn lòng heo cũng cực kỳ quan trọng, không biết cách mua lòng sẽ bị dai và đắng. Nên chọn lòng còn trắng, hơi hồng tươi, thành dày. Nếu lòng có dịch vàng thì rất dễ đắng, còn nếu thành mỏng thì lại dễ bị dai. Lòng mua về phải chà muối mấy lượt cho sạch, lộn cả trong lẫn ngoài rồi xát chanh hoặc dấm. Trần qua nước sôi, xát chanh lần nữa, rồi cắt khúc khoảng 2-3cm.

Ngoài lòng heo và nghệ, những loại gia vị không thể thiếu cho một tô bún nghệ ngon chính là tiết heo trần qua nước sôi, cắt miếng vuông, lá hẹ cắt khúc, hành tím băm nhỏ và rau răm.
Phi hành mỡ thật thơm, cho lòng heo, tiết heo vào đảo đều, cho tiếp nghệ và nêm nếm nước mắm, muối, đường… cho vừa miệng. Tới khi lòng vừa chín, cho bún vào đảo thật nhanh tay thêm khoảng 3 phút, rồi rắc hẹ và tiêu. Bún nghệ xào xong chỉ có vị thanh của nghệ mà lòng không đắng, sợi bún vàng tươi và bốc khói thơm lừng.

Hoàn tất công đoạn chế biến, bún nghệ được múp vào tô hay đĩa, thêm nước mắm, rau răm, ớt tươi, tương ớt… tùy khẩu vị của từng người. Món bún nghệ thành công sẽ đem đến vị béo của lòng heo, mát của tiết heo, mềm dẻo của sợi bún, thơm của rau răm, ngậy của nghệ và đặc biệt là vị cay nồng của ớt - cực kỳ đặc trưng trong ẩm thực Huế.
Đến Huế, ngoài việc tham quan những cung điện, lăng tẩm của các bậc đế vương bạn đừng quên thưởng thức những món đặc sản của vùng đất cố đô. Trong số đó, có một món ăn không chỉ hấp dẫn với du khách nước ngoài đến với Việt Nam, mà còn ngày càng được phổ biến ở nhiều quốc gia nơi có người Việt sinh sống, đó là: cơm Âm Phủ.
Quán cơm Âm Phủ trước đây là một quán nhỏ được mở ở vùng Đất Mới, nơi nổi danh một thời với sân vận động Tự Do hay còn có tên là sân Bảo Long. Dưới thời vua Bảo Đại đây là một sân vận động độc đáo với vòng chảo đua xe đạp. Ban đầu, quán chỉ bán một món cơm bình dân duy nhất được trộn lẫn các loại chả, nem, thịt nướng, tôm cháy, dưa gang, dưa chuột...dùng kèm với nước mắm pha loãng. Khách hàng chủ yếu là những người lao động nghèo, các phu kéo xe hay những người đi xem hát về khuya. Cũng chính vì quán hoạt động trong đêm khuya dưới những ngọn đèn mờ ảo nên dần dần tên gọi Âm Phủ ra đời. Và cho đến năm 1939 khi sân vận động Tự Do tổ chức những giải thi đấu thì quán cơm này đã khá nổi tiếng, trở thành địa chỉ tụ họp những người đến bàn luận hay cá cược về các cuộc thi đấu.
Lần đầu tiên thấy tên “Cơm âm phủ” trên thực đơn, có thể bạn sẽ giật mình nhưng rồi nếu tò mò gọi món, bạn sẽ ồ lên thích thú bởi lối trình bày “bắt mắt” của món ăn này. Cái tên nghe rất lạ, tạo cho thực khách vẻ “sờ sợ” nhưng lại là một món ngon độc đáo trong nghệ thuật ẩm thực Huế. Cơm âm phủ tạo cho bạn một cảm quan rất Huế bởi từ nguyên liệu đến khâu bày biện, trang trí đều mang tính thôn dã của dân gian vừa phảng phất phong cách cung đình! Theo chuyên gia ẩm thực Phan Tôn Tịnh Hải, dựa trên triết lý của Phật giáo, 7 màu sắc bày trên dĩa cơm tượng trưng cho 7 bước chân đầu tiên của Đức Phật.
Trên dĩa cơm dẻo và thơm, thực khách có thể lần lượt khám phá hương vị rất riêng của từng nguyên liệu. Thịt ba rọi thái sợi mỏng, chả lụa Huế, tôm xay nhuyễn, nem Huế nướng, trứng đổ chả, rau thơm, dưa leo… tất cả được sắt sợi và trình bày theo nghệ thuật phối màu hài hòa. Chỉ với một dĩa cơm, thực khách có thể thưởng thức được nhiều đặc sản Huế với các món ăn thuộc các nhóm dinh dưỡng cần thiết. Nét độc đáo của món ăn này không chỉ nằm ở điểm hình thức, dinh dưỡng mà còn khá rẻ và mang nét rất riêng của Huế , dù bạn có ăn “Cơm âm phủ” ở bất cứ nơi nào.
Món ăn này được chế biến không khó nhưng để có sự nhẹ nhàng của đất thần kinh, bạn cần có đôi tay khéo léo để thái sợi “đều tay” các nguyên liệu và có một trình độ thẩm mỹ nhất định để trình bày dĩa cơm, tạo nên ấn tượng độc đáo từ lần đầu tiên ngay cả đối với những thực khách khó tính nhất. Cơm âm phủ ăn với nước mắm chua ngọt và cách nêm nếm sao cho có được sự nhẹ nhàng, thoang thoảng, hài hòa giữa vị các vị chua, ngọt cũng đòi hỏi một tay nghề nhất định. Nơi ngon nhất có thể ăn cơm âm phủ dĩ nhiên là Huế. Nếu không có điều kiện ghé Huế mà chỉ có dịp qua Sài Gòn bạn có thể đến nhà hàng Lá Thơm số 778/45 Nguyễn Kiệm - TP Hồ Chí Minh để thưởng thức món cơm âm phủ do chuyên gia ẩm thực Phan Tôn Tịnh Hải- một người con xứ Huế đảm trách.
Trải qua bao thăng trầm và đổi thay của thời gian, ngày nay đến Huế bạn chỉ có thể tìm về quán cơm Âm Phủ ở tầng lầu của ngôi nhà số 35 đường Nguyễn Thái Học - HUẾ. Tại đây, ngoài món cơm Âm Phủ truyền thống còn có các món mới như lươn um, dồi trường, mép bò chấm nắm nêm...Trên dĩa cơm thơm dẻo, bạn có thể thưởng thức món ngon này cùng cùng thịt ba rọi thái sợi mỏng, chả lụa Huế, tôm xay nhuyễn, nem Huế nướng, trứng đổ chả, rau thơm, dưa leo... tất cả được sắt sợi và trình bày theo nghệ thuật phối màu hài hòa. Cơm Âm Phủ sẽ tạo cho bạn một cảm quan rất Huế bởi từ nguyên liệu đến khâu bày biện, trang trí đều mang tính thôn dã của dân gian vừa phảng phất phong cách cung đình. Cơm âm phủ được đầu bếp Huế 3H bài trí đẹp mắt thành hoa văn trên mặt đĩa cơm...vừa mang tính dân dã của dân gian vừa phảng phất phong cách cung đình rất Huế. Cơm âm phủ là món ăn gồm cơm trắng với các loại thực phẩm như thịt nướng, chả lụa, trứng tráng, rau thơm, dưa leo…Tất cả đều xắt hạt lựu, và bài trí đẹp mắt thành hoa văn trên mặt đĩa cơm, ăn kèm với chén nước mắm chua ngọt…
Ở Huế, bánh canh cá lóc không chỉ được xem là món ăn dân dã trên các quán xá, hè phố, mà trở thành một đặc sản của vùng đất sông Hương núi Ngự.

So với các đặc sản khác của xứ Huế như cơm hến, mắm tôm, bánh canh có phần khiêm tốn hơn về mức độ phổ biến, song vẫn là một trong những món ăn chiếm được nhiều cảm tình của người bản địa lẫn khách du lịch. Tùy vào gu ẩm thực của mỗi người, bánh canh có những cách chế biến khác nhau, chẳng hạn bánh canh nấu tôm, chả cua, bò viên, da lợn,... Tuy nhiên, đặc sắc và thu hút nhất vẫn là bánh canh cá lóc.
Món bánh canh cá lóc có thành phần khá đơn giản, bao gồm sợi bánh canh làm từ bột gạo và thịt cá lóc đồng. Thế nhưng, việc chế biến một tô bánh canh đúng chất vẫn đòi hỏi nhiều về sự tỉ mẩn, công phu của người làm.

Khâu làm bánh canh, nguyên liệu chính của món ăn luôn là khâu quan trọng hàng đầu. Bột gạo được chọn để làm bánh phải đảm bảo được độ dai dẻo và vị ngọt tự nhiên khi nấu lên. Hiện một số tiệm bánh canh gia truyền ở Huế vẫn giữ cách làm bánh thủ công thay vì mua bánh chế biến sẵn, giúp hương vị mỗi mẻ bánh làm ra luôn được như ý. Gạo sau khi đem ngâm từ hai, ba tiếng thì đổ vào cối xay nhuyễn cho đến khi cảm thấy bột mịn, không bị bám dính vào tay là đạt yêu cầu. Bắc nồi bột lên bếp, thêm một ít muối rồi khuấy đều, đến lúc bột hơi sánh lại thì nhanh tay nhấc xuống. Trộn thêm một ít bột năng, đổ hỗn hợp vào một bịch ni lông, cắt một lỗ nhỏ ở đầu rồi bóp cho bột chảy vào một nồi nước đang sôi, đồng thời cho thêm vào nồi một ít dầu. Khi nước bắt đầu sôi, bánh canh nổi lên thì lấy bánh ra ngoài, cho vào một thau nước lạnh rồi tiếp tục vớt ra và để ráo.

Công đoạn chọn mua và chế biến cá lóc cũng yêu cầu nhiều khéo léo. Cá lóc nên lựa loại cá đồng, cỡ lớn, còn sống, thịt săn chắc. Cá khi được hấp cho vừa chín tới thì lọc kỹ từng phần thịt nạc ra khỏi xương, rồi dùng nhíp lấy sạch những phần xương còn dính. Xương và đầu cá đem giã thành từng miếng nhỏ, cho vào một bọc vải sạch rồi đem ninh cùng gia vị, giúp nước lèo trở nên thanh ngọt; trong quá trình ninh nên gạn bọt liên tục để đảm bảo độ trong cho nồi nước. Để giúp cá lóc được ướp thấm, có thể xắt thịt cá cỡ vừa theo hình chữ nhật, đồng thời đổ củ hành xắt nhuyễn, gia vị và chan đều nước mắm ngon lên từng thớ thịt. Người Huế thường hay ướp thêm vài muỗng mắm ruốc, giúp miếng cá được đậm đà, dậy mùi hơn.

Sau khi chế biến cá lóc như trên, bắt đầu cho vào chảo chiên một ít mỡ lợn. Khi mỡ được chiên khô thành từng miếng tốp thì vớt tốp ra, cho hành vào phi, rồi thả từ từ từng miếng thịt cá vào chảo và xào cho đến khi bề mặt thịt vàng ruộm thì tắt bếp. Cho bánh canh vào bát, chan nước lèo xăm xắp, xếp từng miếng cá vào, thêm ít hành ngò, tiêu bột, ớt lát lên trên, và tô bánh canh cá lóc đã có thể bắt đầu được thưởng thức. Bánh canh cá lóc thường dùng như một món giữa buổi hoặc ăn khuya, và được bày bán từ khoảng xế chiều. Ăn thử một tô bánh sẽ cảm nhận được vị thơm dẻo của những sợi bánh canh trắng muốt, sự thơm giòn của từng miếng cá lóc cùng với nước lèo ngọt lừ. Tất cả hòa chung với nhau để tạo nên sự hấp dẫn của món ăn quê đầy bổ dưỡng mà vẫn giữ được nét “hương đồng gió nội”.

Trước đây ở Huế, bánh canh cá lóc thường được các hàng rong gánh bán trên khắp các nẻo đường, vỉa hè. Đến nay, món ăn chỉ còn được bày bán chủ yếu ở các quán xá nơi phố thị... Ai một lần tới Huế hẳn đều mong có dịp quay trở lại để được thưởng thức hương vị bánh canh ấm nồng giữa đất cố đô.
Điều khác biệt lớn ở món nem lụi là nó được chấm với nước lèo nấu từ tương đậu nành cùng gan heo và thịt nạc xay nên béo béo bùi bùi mà lại rất thơm, ăn mãi mà không ngán.

Những chiếc nem lụi thường được được nướng vàng ươm, thơm phức trên bếp than hồng, ăn kèm với các loại rau sống thơm mát, chấm với nước lèo đặc biệt làm ngẩn ngơ lòng bao thực khách. Nem lụi được chế biến khá đơn giản với thịt heo giã nhuyễn trộn với bì thái mỏng như miến, mỡ heo thái hạt lựu ướp cùng muối, tiêu đường, thính. Sau đó, người ta lụi hỗn hợp này vào từng chiếc đũa tre nhỏ và nướng trên bếp than. Mới thưởng hương thịt thơm nức tỏa ra trên từng chiếc đũa tre đã khiến lòng người không khỏi xao xuyến. Ấy chính là nét hấp dẫn đầu tiên mà món nem lụi đem lại.

Nét hấp dẫn thứ hai của món ăn này phải kể đến thứ nước chấm được pha chế vô cùng độc đáo. Chẳng phải nước chấm chua ngọt thông thường mà là chén nước lèo được pha chế theo cách riêng của người HuếĐể làm nước chấm, người ta xay nhuyễn đậu phộng, cho thêm một chút nước mắm rồi đun trên bếp thành một hỗn hợp sền sệt giống như tương. Ở nhiều nơi còn cho thêm chút gan heo, thịt heo băm nhuyễn để món nước chấm được đậm đà và nhiều hương vị hơn.

Nem lụi còn phải được ăn đúng cách mới cảm nhận được hết cái ngon, cái tinh túy của món ăn. Khi ăn, người ta thường ăn kèm với bánh tráng (hay còn gọi là bánh đa nem), rau thơm, khế chua, chuối xanh, sung… tùy theo khẩu vị mỗi người. Bày nem lụi ra đĩa, bạn sẽ thấy một món ăn đủ màu sắc: màu vàng ươm của miếng thịt đã được nướng, màu xanh của rau, màu nâu của nước chấm và thêm chút đỏ tươi của vài miếng ớt thái nhuyễn.

Miếng bánh tráng sẽ được trải ra và xếp lần lượt rau thơm, khế chua, chuối xanh rồi tới nem lụi, cuốn vào và bắt đầu thưởng thức. Mùi thơm của miếng nem lụi nướng vàng ươm, chút cay cay của tiêu và ớt, vị ngọt, khẽ béo ngậy, bùi bùi của nước chấm sền sệt, vị tươi mát từ rau xanh… tất cả hòa quyện với nhau tạo nên một hương vị hài hòa, tuyệt hảo của món nem lụi xứ Huế.

Ngày nay, món nem lụi đã phổ biến ở nhiều nơi, tuy nhiên hương vị nem lụi xứ Huế vẫn mang theo nét đặc trưng riêng. Vậy nên, nếu có dịp ghé thăm xứ Huế, bạn đừng quên thưởng thức món ăn độc đáo làm say mê lòng người này nhé!
Bánh bèo là một món ăn bình dị, dân dã của người dân xứ Huế. Chiếc bánh bé xíu dẻo thơm hương bột gạo, vị ngọt của tôm cháy hòa trong chén nước mắm cay làm người ăn phải xuýt xoa khi thưởng thức. Gọi là bánh bèo, đơn giản là vì hình dạng của nó mỏng mảnh, tròn trịa như áng bèo cũng có thể là cách chơi chữ của dân gian bởi giá nó cũng bèo bọt như vậy. Tuy giản dị nhưng bánh bèo lại trở thành món đặc sản nổi tiếng xứ Huế mà ai khi tới Huế cũng phải thưởng thức bằng được mới thôi.

Nguyên liệu chính để làm bánh là bột gạo. Muốn chiếc bánh bèo dẻo, mềm và thơm ngon, người làm bánh phải chọn loại gạo còn thơm hương lúa mới. Gạo được vo sạch, ngâm nước trong nhiều giờ trước khi đem xay. Gạo sau khi xay thành bột mịn, người thợ pha vào một ít nước lọc để bột lỏng nhưng vẫn giữ được độ dẻo nhất định.


Sau khi đã chuẩn bị xong phần bột, người thợ đổ bánh sắp những chiếc chén con bằng nắm tay vào một chiếc vỉ hấp, chế bột vào từng chiếc chén và đem hấp. Để chiếc bánh không dính vào thành chén khi chín, người thợ thường thoa một lớp dầu lên thành chén trước khi đổ bột vào. Muốn bánh chín đều và có màu trắng sữa, trong quá trình hấp phải canh lửa thật lớn, nếu lửa nhỏ, nước không đủ độ sôi, chiếc bánh sẽ bị sượng, không chín hết bột. Một thành phần quan trọng tăng thêm sự đẹp mắt, thơm ngon cho bánh bèo là
phần nhị màu gạch được làm từ tôm cháy. Làm tôm cháy khá đơn giản nhưng tốn không ít thời gian. Tôm mua về được làm sạch, luộc chín, bóc bỏ vỏ, cho phần thịt vào giã thật nhuyễn. Làm nóng chảo trên bếp, cho tôm đã giã nhuyễn vào và cháy đều đến khi tôm mịn và khô rang là được. Miếng bánh bèo ngon nhất chính là nhờ vị tôm cháy và thứ nước chấm đặc biệt. Nước chấm này được pha từ nước mắm, hòa chung với mỡ, đường, tỏi ớt. Vị nước chấm pha xong không được mặn, cũng không được nhạt, nó phải hơi ngọt một chút và dậy lên mùi thơm đủ đánh thức những tâm hồn nhạy cảm.


Đến với xứ Huế mộng mơ, bạn có thể thưởng thức bánh bèo Huế ở khắp mọi nơi, nhưng thú vị nhất vẫn là được ngồi trong những quán nhỏ mang đậm “chất” Huế, ung dung thưởng thức từng miếng bánh và lắng nghe những câu hò mượt mà. Người Huế bảo, ăn bánh bèo nơi đây mà ăn nhanh thì sẽ chẳng bao giờ thấy hết cái ngon, cái ngọt của loại bánh này. Trái lại, ăn bánh bèo Huế là phải ăn chậm, nhai kỹ, lúc đó, bạn mới cảm nhận được hết tinh hoa của món quà quen thuộc đất Huế.